Thân Trung Ấm

THÂN TRUNG ẤM

 

Quảng Tuệ Tống phước Hiến

(Dựa theo tài liệu của GS.Nguyễn văn Phú và các web Phật Giáo)

 

Thân Trung Ấm giải thích về tình trạng của một người khi chết thì Thần Thức mang nghiệp đi tái sanh. Thời gian đợi tái sanh thường là 49 ngày. Thân trước lúc chết gọi là Thân Tiền Ấm, thân khi tái sanh gọi là Thân Hậu Ấm, trong 49 đợi tái sanh gọi là Thân Trung Ấm. Có hai trường hợp ngoại lệ:

– Một vị có phước đức viên mãn khi vừa lìa đời là lên ngay cõi Cực Lạc.

– Kẻ độc ác phạm tội quá nặng khi vừa tắt thở là xuống ngay địa ngục.

Trong các sách nghiên cứu về Phật Giáo có quyển ”Tử Thư” của W.Y.Evans – Wentz  sưu tầm, biên soạn và được Oxford University Press xuất bản lần thứ nhất năm 1927 tại Luân Đôn, tái bản lần thứ 3 tại Hoa Kỳ năm 1960. Phần tài liệu của sách lấy từ quyển “Liễu Sinh Thoát Tử” của Liêu Địch Nguyên do Thầy Quảng Phú dịch, Phật học viện Quốc tế xuất bản lần đầu tại Hoa kỳ năm 1983 nói chi tiết về những sự việc xẩy ra và các lời khuyên Thần Thức phải làm những gì trong 49 ngày để được lợi lạc và giải thoát. Xin tóm lược phần nói về Thân Trung Ấm:

****

   Vào thế kỷ thứ VIII sau TL,Tăng Sĩ người Ấn Độ là tổ Padmasambhava, (Liên Hoa Sanh), đắc đạo, nhiều thần thông, có thể hàng phục các hung thần ác quỷ, được vua Tây Tạng thỉnh tới cất ngôi chùa đầu tiên ở Tây Tạng. Ngài dùng thần thông theo dõi thần thức của người mới chết, ghi lại vào cuốn Bardo Thodol (Cách giải thoát do nghe Kinh Thân Trung Ấm). Sau ngài Rigzin Karma Lingpa tìm thấy và cuốn ấy lưu truyền trong Mật Tông cho đến ngày nay. Ông Evans-Wentz dựa vào bản tiếng Anh của một vị Lạt Ma Tây Tạng và viết rằng: Thần Thức trải qua ba giai đoạn:

1/ giai đoạn lâm chung (chikhai bardo)   

2/ giai đoạn tiếp dẫn (choniyid bardo)    

3/ giai đoạn tái sanh (sidpa bardol).

 A.GIAI ĐOẠN LÂM CHUNG.

        Chết, tức là tứ đại: Đất, Nước, Gió, Lửa kết nên thân xác con người phân ly. Thần Thức có thể thấy một thứ ánh sáng chói lòa, đó là hào quang mãnh liệt của Pháp thân Phật hiện ra trong khoảnh khắc, dài, ngắn là tùy phước duyên của Thần Thức. Nếu Thần Thức theo ánh sáng đó ngay thì quá tốt; nhưng vì không đủ nhân duyên, hoặc bối rối chưa kịp hiểu gì cả; nên rất khó theo. Khi ánh sáng đó chấm dứt, thì mê man. Lúc “tỉnh” lại, thấy thân quyến chung quanh quan tài khóc than, muốn đến trò chuyện, an ủi, nhưng không điều khiển được cơ thể. Đó là lúc Thần Thức nhận ra rằng mình đã chết. Thần Thức có thể thấy sợ hãi, luyến tiếc… Đây là lúc hệ qua do tu hành tích lũy từ trước hỗ trợ giúp ích rất nhiều, và cũng là lúc tang quyến phải hiểu cách trợ giúp cho có hiệu quả, như là tụng kinh niệm Phật liên tục, ăn chay giữ giới, làm phúc, cúng dường … và hồi hướng công đức cho Thần Thức (kinh nói rằng Thần Thức chỉ được 1 phần 7 công đức). Không nên sát sinh làm cúng phẩm. Khóc than , đã không giúp gì cho Thần Thức; mà còn làm cho Thần Thức sinh lòng luyến ái, nảy sinh tà niệm gây ảnh hưởng xấu ngay lập tức vào việc tái sinh. Nếu có Tăng, Ni tụng kinh, nhiều càng tốt. Tuy khóc than thương tiếc là việc tự nhiên, nhưng cần ý thức công việc trọng đại hơn để tự chế, tạo điều kiện cho Thần Thức nhanh chóng chọn quyết định có lợi nhất cho chính Thần Thức. Nếu không dằn được  luyến ái thì nên tránh xa linh cữu, cốt sao cho Thần Thức nhắm đúng hướng tái sinh mà không bị “chia trí”.

B.GIAI ĐOẠN TIẾP DẪN.

Chư Phật đến tiếp dẫn thần thức qua các hào quang chói lòa. Nghiệp lực của người quá vãng sẽ dự phần quan trọng cho Thần Thức quyết định chọn cảnh giới ứng hợp. Trong lúc còn tại thế, Thần Thức đã được học, hiểu biết rồi, đây là lúc ứng dụng, nên Thần Thức phải bình tĩnh chọn lựa. Sau đây là mấy điều cần chú ý:

1/ Các loại ánh sáng có các như : Màu TRẮNG rực rỡ – Màu LAM chói lòa – MàuVÀNG chói lọi, Màu ĐỎ mãnh liệt, Màu XANH thật sáng, thì đó là chư  Phật, Thần Thúc phải nên theo ngay. Màu của chư Phật bao giờ cũng chói lòa rực rỡ. Màu ĐỎ rực rỡ là màu của Đức Phật-Di-Đà.

2/ Các loại ánh sáng Màu TRẮNG đùng đục (dull white light) – đó là cảnh chư  thiên. Màu VÀNG ngả xanh (dull bluish yellow) – đó là cảnh người. Màu XANH LÁ CÂY (dull green) – đó là cảnh A-Tu-La. Màu LỤC(dull blue) – là cảnh súc sinh. Màu ĐỎ lợt (dull red )- là cảnh ngạ quỷ. Màu khói ĐEN (dull smoke coloured light) – là cảnh địa ngục. Tất cả các loại màu đó đều mờ mờ, đùng đục, yếu ớt.

Nghiệp của Thần Thức tạo thế nào thường  bị “hút” vào cảnh đó, và “cảm thấy” thích hợp. Do vậy, những vị tu hành, giữ giới, tri hành thập thiện v.v…thì thường không hoặc ít sợ hãi dù gặp những cảnh hãi hùng bão tố và ác thú …, nghĩa là Thần Thức có nhiều phần sẽ gặp thiện đạo. Nếu hôm nay hoặc từ lâu chúng ta  chuyên tâm niệm Phật, thì nhớ luôn luôn tự nhủ phải nhắm các ánh sáng chói lòa, đặc biệt là màu chói chang như màu ĐỎ của Đức Phật A Di-Đà. Lúc phải chọn lựa, là lúc những chủng tử niệm Phật Di-Đà thì đó là lú cnghiệp lực của Thần Thức đẩy Thần Thức về phía MÀU ĐỎ đó,nghĩa là Thần Thức đã được thoát.

Thần Thức cần ghi nhớ rằng, thoát chỉ là Thoát Luân Hồi mà thôi. Lên Tịnh độ còn phải tu, và đắc nhanh chậm do cái Phẩm mà mình được xếp vào một trong  Chín Phẩm. Chúng ta cũng cần học trước đặc điểm của “Tứ Châu”; phải học thật thuộc và thật kỹ, đó là hành trang, là phương tiện để được tái sinh: 

1/ Cảnh hồ nước lớn, trong có nhiều loại chim bơi lội, đó là Đông Thắng Thần Châu. Yên vui thật nhưng không tu được, chớ có đến.  

 2/ Cảnh cung điện, nhà cửa đẹp đẽ, đó là Nam Thiệm Bộ Châu, có Phật Pháp lưu hành, có nhiều người tu, nên tới, ở đó để tiếp tục Tu Giải Thoát.   

3/ Cảnh hồ nước lớn, trên bờ có trâu bò gặm cỏ, đó là Tây Ngưu Hóa Châu giàu có, không nên đến vì hưởng thụ quá, nên dễ quên tu hành.   

4/ Cảnh hồ nước trên bờ có nhiều loại cây cối và mọi loài súc vật, đó là Bắc Câu Lô Châu, ở đó sống lâu sung sướng, không nên đến vì không có Phật Pháp lưu hành.

Muốn dễ nhớ, chúng ta chọn Nam Thiệm Bộ Châu, tức Nam Diêm Phù Đề có cung điện nhà cửa, khi xưa đức Phật chọn châu này để giáng sinh. Học thuộc,  nhớ kỹ, tạo nhân duyên phước lành là điều quan trọng vì nó ảnh hưởng đến nghiệp.

 

  1. GIAI ĐOẠN THỌ SANH.

Trong vòng hai ba tuần đầu, thường thường, vì do dự, vì sợ hãi, nên trước các cảnh nói trên đây, người ta chưa chọn xong. Bấy giờ lại hiện ra các cảnh hãi hùng khiếp đảm, phong ba bão táp, ác thú đuổi bắt v.v…(cũng do nghiệp cảm) làm cho Thần Thức chỉ muốn chóng chấm dứt cảnh sợ hãi này “cho xong đi”.

Thấy cảnh trời đẹp đẽ, lòng thích thú, tiến vào thì đó là vào Cảnh Trời.

Thấy cảnh nam nữ giao hợp, đi vào, đó là vào Cảnh Người.

Thấy cảnh vườn cây đẹp đẽ, bước vào, đó là vào Cảnh  A-Tu-La.

Thấy hang sâu, chạy vào ẩn nấp, đó là vào Cảnh Súc Sinh.

Thấy sa mạc cây cối khô cằn, tiến vào, đó là vào Cảnh Quỷ Đói.

Thấy có tiếng hát buồn thảm mà đi tới thì đó là vào Địa Ngục.

 

Vì do nghiệp lực đưa đẩy, nên Thần Thức bơ vơ, bối rối. Vì thế việc hỗ trợ của cho Thần Thức hết sức cần thiết. Cầu siêu không phải là làm cho xong nghi lễ. Cầu siêu là giúp cho Thần Thức vững vàng trong chọn lựa. Chữ chọn lựa ở đây không đúng lắm vì thật ra nghiệp lực rất mạnh, nó lôi kéo Thần Thức đi theo đúng luật nhân duyên quả báo. Nhưng Cầu siêu làm công việc lả tạo trợ duyên, giảm bớt nghịch duyên, và hồi hướng công đức cho Thần Thức, càng nhiều càng tốt. 

 

Tóm lại:

        -không làm cho Thần Thức luyến tiếc, bực bội.

        -Nên ăn chay,tụng kinh niệm Phật liên tục, nhắc Thần Thức tìm về cõi Phật

        -Nên thỉnh chư Tăng Ni đầy đủ đạo hạnh tụng kinh cầu siêu thất tuần,

        -Tránh làm hình thức.Phải thành tâm hồi hướng công đức đến cho người chết.

        -Sau 49 ngày, vẫn tiếp tục tụng kinh, bố thí, cúng dường, ấn tống kinh sách    hồi hướng để tạo nhân duyên.

        -Thần Thức như là thí sinh sắp thi; tụng kinh, niệm Phật, cầu siêu là mách bảo cách thức và kinh nghiệm thi cử; nếu thí sinh có học hành chuẩn bị, lại được chỉ dẫn thêm thì nhiều hy vọng.  Chúng ta cần suy nghĩ về điều này để hiểu thế nào là cầu siêu đúng cách, để mách bảo cho bạn bè và để lo cho chính chúng ta.  

                                               A Tu La

           A Tu La hay các thần ở đình miếu trong tín ngưỡng Ấn Độ, đặc biệt được nhắc đến nhiều trong Phật giáo. Những vị thần này vẫn còn nằm trong tam giới, phúc hơn cõi người, bằng trời nhưng đức kém hơn. Thân hình cũng xấu hơn. Vua thần thì ở lưng chừng núi tu di. còn thần cấp dưới thì ở đình miếu. Những vị này lúc tu hay sân hận hoặc chẳng có tu hành mà có công giúp dân. Nên được làm thần để hưởng phúc. Đến khi phúc khí hết thần lại đi đầu thai nơi khác

A Tu La (Tiếng Phạn: Asura) và có nhiều tên gọi khác nhau: A tác la, A tô la, A tố la, A tố lạc, A tu luân. Trong Kinh thường nêu ra ba loại A Tu La:

 1/A Tu La thiên đạo.

 2/ A Tu La quỉ đạo.

                                                      3/ A Tu La súc đạo.

Theo Từ điển Phật học Huệ Quang, quyển 1, trang 84 giải thích: "A Tu La là 1 trong 6 đường, 1 trong 8 bộ chúng, 1 trong 10 giới, một trong những vị thần xưa nhất ở Ấn Độ, Một loại quỷ thần hiếu chiến, thường bị coi là ác thần và thường tranh đấu với trời Đế Thích không ngừng nên có danh từ A Tu La trường, A Tu La chiến v.v…

Theo phẩm A Tu La Luân trong Kinh Tăng Nhất A Hàm 3: Thân hình của A Tu La cao 84.000 do tuần, miệng rộng mỗi bề 1.000 do tuần. Còn phẩm A tu La Luân trong Kinh Trường A Hàm 20, phẩm A tu luân trong Kinh Đại Lâu Thán 2. Kinh Khởi Thế Nhân Bản 5 v.v…đều ghi rõ chỗ ở và sự tích của A Tu La. Về nghiệp nhân của A tu la, các Kinh thường nêu ra 3 thứ nhân làm cho chúng sanh sanh trong loại nầy: Sân, Mạn, Nghi.

           Lại nữa, trong ba cõi trời ấy, còn có bốn giống A tu la.

1.Chúa A Tu La, nắm giữ thế giới, sức mạnh đến chỗ không phải sợ ai, có thể tranh quyền với Phạm Vương, Đế Thích và Tứ Thiên Vương; giống A Tu La này, nhân biến hóa mà có, thuộc về loài trời.- A Tu-La Trời – (do hoá sanh),

2-Nếu từ cõi Trời, đức kém phải sa đọa, chỗ ở gần với mặt trời, mặt trăng, thì giống A Tu La đó, từ thai sinh ra, thuộc về loài người- A-Tu-La Người (do thai sanh).

3-Nếu từ loài quỷ, do sức bảo hộ chính pháp, được thần thông vào hư không, thì giống A Tu La này, từ trứng sinh ra, thuộc về loài quỷ, A-Tu-La Quỷ (do noãn sanh),

4/ Có một số A Tu La thấp kém, sinh ra trong lòng biển lớn, lặn trong thủy huyệt, ban ngày đi chơi trên hư không, tối về ngủ dưới nước; giống A Tu La này, nhân thấp khí sinh ra, thuộc về loài súc sinh. A-Tu-La Bàng Sanh (do thấp sanh).

 

                                            Tóm lại:

A-Tu-La là loài quỷ thần hay còn gọi là phi thiên (không phải các vị trời như vừa nêu trên). Tuy A-Tu-La có thần thông biến hoá, nhưng còn nhiều lòng sân hận, tranh đấu hơn thua sát phạt nên không được lên cõi Trời. Có bốn loại A-Tu-La:

                    1. A Tu-La Trời – (do hoá sanh),

2. A-Tu-La Người (do thai sanh),

3. A-Tu-La Quỷ (do noãn sanh),

4. A-Tu-La Bàng Sanh (do thấp sanh).

 

Trong vòng luân hồi, Đức Phật minh họa hình ảnh A-Tu-La – tay cầm cung tên, đao gươm và đánh chém tranh hơn tranh thua sát phạt với nhau. Đây là những cõi tu nhân riêng biệt mà gặt quả hư vọng nên còn luân hồi.

Theo Kinh Phật Vị Thủ Ca Trưởng Giả Thuyết Nghiệp Báo Sai Biệt thì liệt kê ra 10 thứ nhân làm cho chúng sanh, sanh trong loài A Tu La.

        – 1Thân làm việc ác nhỏ

         – 2.Miệng nói lời ác nhỏ

          – 3.Ý nghĩ điều ác nhỏ –

           – 4.Khởi tâm kiêu mạn

           – 5.Khởi tâm ngã mạn

           – 6.Khởi tâm tăng thượng mạn

           – 7.Khởi tâm đại mạn

           – 8.Khởi tâm tà mạn

           – 9.Khởi tâm mạn mạn

          – 10.Hướng về các căn