Tu học ngành ĐỒNG

CHƯƠNG TRÌNH TU HỌC

____________________________

BẬC MỞ MẮT

Tinh thần chủ đạo: HIẾU

Thời gian tu học: 1 năm.

A. PHẬT PHÁP:

I/ KIẾN THỨC:

  1. Em đến chùa.
  2. Em vào Đoàn.
  3. Em lễ Phật.
  4. Em chào kính.
  5. Châm ngôn và luật của Đoàn em.
  6. Giới thiệu 3 ngôi báu.
  7. Em đeo hoa sen.
  8. Em thuộc bài sám hối và 7 danh hiệu Phật, Bồ tát.
  9. Em biết các chuyện tiền thân: Lòng hiếu chim Oanh vũ – Con voi hiếu nghĩa – Hoàng tử nhẫn nhục và hiếu thảo.

II/ TU DƯỠNG:

  1. Chào kính: Giữ lễ khi đến chùa.

B. VĂN NGHỆ:

  1. Bài ca của Bậc Mở Mắt.
  2. Thuộc 5 bài hát ngắn có điệu bộ. Gợi ý: Yêu mến mẹ cha – Cười làm quen – Chim bay – Chim non – Cái nhà (cái chùa) của ta.
  3. Thuộc 4 bài hát nghi lễ: Sen trắng – Dây thân ái – Trầm hương đốt – Đoàn ca (Oanh Vũ Nam: Sen non hay Đồng niên ca; Oanh Vũ Nữ: Sen tươi).
  4. Thủ công, vẽ:
  • Vẽ lá cây (bồ đề hay lá sen), túi xách (túi sinh hoạt), chân dung (đơn giản): em Oanh Vũ, cha mẹ hay anh chị Huynh Trưởng, một buổi sinh hoạt.
  • Xé giấy dán tranh.
  • Làm dây xúc xích.
  • C. HOẠT ĐỘNG THANH NIÊN:

  • Gút: Dẹp, hoa, số 8.
  • Dấu đi đường: Bắt đầu đi, đi lối này, cấm, nguy hiểm, đến đích.
  • Thông tin: Phân biệt hiệu còi.
  • Thể dục: Đi bộ 1 cây số; tập hít sâu, thở dài; nhảy dây 5 cái liên tục.
  • Trò chơi luyện chân tay.
  • D. HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI:

  • Đi thưa về trình.
  • Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
  • Thường thức: Vệ sinh tay chân, răng miệng; cách đi đường và băng qua đường; lau bàn ghế.

 

  • BẬC CÁNH MỀM

  • Tinh thần chủ đạo: HÒA

    Thời gian tu học: 1 năm.

    A. PHẬT PHÁP:

    I/ KIẾN THỨC:

  • Em niệm Phật.
  • Ý nghĩa lễ Phật và tụng niệm.
  • Em ăn chay.
  • Ý nghĩa huy hiệu hoa sen và em vẽ huy hiệu.
  • Sự tích Đức Phật Thích Ca (từ sơ sanh đến xuất gia).
  • Em hiểu châm ngôn GĐPT.
  • Ba mẫu chuyện đạo: Con nai hiền – Cử chỉ nhân từ chim Oanh Vũ – Người lành ít có.
  • Thuộc nghi thức tụng niệm phổ thông của GĐPT (phần dành cho Oanh Vũ).
  • II/  TU DƯỠNG:

  • Niệm danh hiệu Phật trước khi đi ngủ.
  • Ăn chay ngày vía, ngày rằm, mồng một.
  • B. VĂN NGHỆ:

  • Bài hát của Bậc Cánh Mềm.
  • Một bài hát về ngày Phật Đản: Ngày vía Đản sanh.
  • Một bài hát về xuất gia: Dòng Anoma.
  • Một bài hát mừng chu niên: Về dự chu niên.
  • Thêm 5 bài hát ngắn có điệu bộ. Gợi ý: Cùng quây quần – Hát to hát nhỏ – Mầm măng – Vỗ tay – Hát to hát vang.
  • Thủ công, vẽ: Vẽ và trang trí lọ hoa, con vật (trong mẫu chuyện đạo hay tiền thân), vẽ màu vào chữ Hòa, Tin, Vui; Vẽ tranh: Đón mừng Phật Đản, 01 buổi cắm trại của Đoàn.
  • C. HOẠT ĐỘNG THANH NIÊN:

  • Gút: Sơn ca, thợ dệt, quai chèo, kẻ chài.
  • Dấu đi đường: Nhanh lên, chậm lại, trở ngại phải vượt qua, quay trở lại, đợi ở đây.
  • Thông tin: 14 chữ morse đơn giản; 2 nhóm truyền tin bằng còi.
  • Cứu thương: Băng bàn tay, bàn chân bằng khăn tay.
  • Thể dục: Thể dục buổi sáng; nhảy cao, nhảy xa, kéo dây, nhảy dây 10 cái liên tục.
  • D. HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI:

  • Hòa thuận với anh chị em, bạn bè. Bổn phận ở gia đình, trường học.
  • Thường thức: Vệ sinh nhà cửa; cách quét nhà; xem giờ; kết nút áo; xếp quần áo; qua ngã tư đèn xanh đèn đỏ; đường 1 chiều.
  • Nghe, trả lời và gọi điện thoại.

    BẬC CHÂN CỨNG

  •  

    Tinh thần chủ đạo: HẠNH

    Thời gian tu học: 1 năm.

    A. PHẬT PHÁP:

    I/ KIẾN THỨC:

  • Em họp Đoàn.
  • Cách thiết bàn thờ Phật.
  • Em sám hối.
  • Em tập đánh chuông mõ.
  • Ý nghĩa màu lam.
  • Lục hòa.
  • Lịch sử Đức Phật Thích ca (từ xuất gia đến thành đạo).
  • Năm hạnh của người Phật tử.
  • Chuyện tiền thân, mẫu chuyện đạo: Thầy tỳ kheo và con ngỗng – Chiếc cầu muôn thuở – Con thỏ mến đạo.
  • II/  TU DƯỠNG:

  • Mỗi tháng đi tụng kinh sám hối.
  • Làm việc thiện: Bố thí.
  • Ghi sổ tay hiếu hạnh.
  • B.  VĂN NGHỆ:

  • Em làm quen với nốt nhạc, khuôn nhạc.
  • Bài hát của Bậc Chân cứng.
  • Thuộc thêm 5 bài hát mới. Gợi ý: Gia đình thân ái – Chim bốn phương – Tuổi xuân – Ca họp Đoàn – Kết đoàn.
  • Tốp ca: Đoàn lam non.
  • Đơn ca.
  • Tập kể chuyện.
  • Thủ công, vẽ: Cách pha màu; vẽ hoa lá thật; trang trí: Hình vuông; vẽ tranh: Đề tài Phật giáo, vẽ lại một câu chuyện đã nghe.
  • C.  HOẠT ĐỘNG THANH NIÊN:

  • Gút: Ghế đơn, cẳng chó, thâu dây, ghế kép.
  • Dấu đi đường: Nước uống được, nước độc, chia làm 2 nhóm, ghép lại 1 nhóm, rẽ trái, rẽ phải.
  • Thông tin: Thuộc tất cả bảng morse; nhận tin bằng còi, cờ.
  • Mật thư: Núi, chuồng heo.
  • Cứu thương: Sử dụng thuốc tím, cồn, thuốc đỏ, băng bàn tay, bàn chân, đầu, rửa vết thương.
  • Thể dục: Biết lợi ích của thể dục; đánh cầu lông; đá cầu; đi đều bước.
  • Trò chơi luyện trí lực: Điều khiển một trò chơi.
  • D.  HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI:

  • Thể hiện trách nhiệm với Đàn.
  • Bổn phận đối với xã hội.
  • Thường thức: Nhóm lửa; nấu nước, pha trà; rửa chén, ly, tách.
  • Viết thư, gởi thư.
  • Luật đi đường: Biết một số các biển báo hiệu phổ biến
  •  

    BẬC TUNG BAY

    Tinh thần chủ đạo: NGUYỆN

    Thời gian tu học: 1 năm.

    A. PHẬT PHÁP:

    I/ KIẾN THỨC:

    Lịch sử Đức Phật Thích ca (từ thành đạo đến nhập diệt). Ý nghĩa 4 lời nguyện. Làm việc thiện. Ý nghĩa cờ Phật Giáo. Lên Đoàn và ý nghĩa lời phát nguyện lên Đoàn. Chuyện tiền thân, mẫu chuyện đạo và gương sáng: Sư tử trọng pháp – Đức Phật với La Hầu La – Huynh Trưởng Thánh Tử Đạo: Đào Thị Yến Phi.

     

    D.  HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI:

    Bổn phận đối mọi người. Thường thức: Tiếp khách; hộp phước sương; giặt ủi quần áo; đánh giầy; nấu cơm.

    C.  HOẠT ĐỘNG THANH NIÊN:

    Gút: Cẳng ngỗng, ghế anh, ngạnh trê. Truyền tin: Semaphore nhận và tập truyền tin – Làm quen với máy tính (lợi ích và cách khởi động cùng các thao tác cơ bản). Dấu đi đường: Học ôn tất cả các dấu; đánh dấu bằng phấn, cây, đá. Mật thư: Đọc 2 kiểu mật thư. Cứu thương: Băng đầu gối. Thể dục: Tập thể dục buổi sáng; ném banh; nhảy dây. Trò chơi: Điều khiển trò chơi nhỏ cả Đàn; sổ tay trò chơi. Lều trại: Lều 2 mái; xây tổ Đàn.

    B.  VĂN NGHỆ:

    Thuộc thêm 5 bài hát mới. Gợi ý: Tung bay – Mừng thầy đến – Mừng Vu lan – Nghe tiếng còi – Vòng tròn. Tập hát cho Đàn. Múa, kịch: Tùy nghi áp dụng, mang tính giáo dục. Kể chuyện: Tập kể chuyện có điệu bộ. Viết tường thuật. Nhạc lý: Em làm quen với nhịp, phách. Thủ công, vẽ: Kẻ chữ nét đều, thanh, đậm; vẽ trang trí đối xứng qua trục; vẽ hay xé dán con vật quen thuộc; vẽ tranh: Em làm việc thiện.

    II/  TU DƯỠNG:

    Niệm Phật trước khi đi ngũ và sau khi thức dậy. Tụng kinh ngày rằm, mùng 1 và các ngày lễ vía. Nguyện ăn chay ít nhất 2 ngày trong tháng và các ngày vía.

    ——————————-// o0o —————————–