Tùy Bút: TÂM TÌNH LAM

       

Tùy Bút: TÂM TÌNH LAM

       Tôi chẳng biết sẽ viết những gì, và nhũng gì cần phải viết…Bởi, trong khoảng thời gian 20 năm thật là dài, đủ để cho một em Oanh Vũ  từ mở mắt – cánh mềm – chân cứng – tung bay … trở thành một chàng trai tuấn tú, một cô gái đáng yêu đầy đủ đạo hạnh cuả một người Phật tử chân chính, trong khi đó thì tôi chỉ mới có bốn năm tham gia sinh hoạt GĐPT tại PHỔ HIỀN và được ghi tên trong hàng ngũ huynh trưởng GĐPTVN / ÂC chỉ vưà mới một năm hơn.

       Thế nên, khi nghe chị Tâm Bạch (trưởng BHD GĐPTVN/ ÂC) mời viết bài cho kỷ yếu 20 năm, và anh Minh Lý (Tổng thư ký BHD GĐPTVN/ Pháp quốc) kêu gọi ACE huynh trưởng Pháp hãy hưởng ứng lời kêu gọi cuả anh Tâm Hùng là người phụ trách ấn loát kỷ yếu vào khoảng tháng 10 này . Mình thật không biết phải đóng góp bài như thế nào, và viết gì ? Lòng phân vân mãi…nhưng trước sự hối thúc cuả các anh, chị trưởng khó lòng mà từ chối và cuối cùng cũng phải đành cầm bút hý hoáy đôi dòng. Thôi thì, với một đoạn đường ngăn ngắn tập tễnh vào " nghề " huynh trưởng, xin được chia sẻ cùng các anh chị em Lam viên Âu Châu.

Nguệch ngoạc đôi dòng gửi chị, anh
Bút thi thì có, văn không rành
Nhưng vì chị cả đành cầm viết
Tâm sự ghi vào lưu bút xanh

      …Trở ngược lại thời gian cách đây cuả rất nhiều..nhiều…năm, khi vưà đặt chân lên đất Pháp (tháng 12/1985) tôi chỉ với mớ hành trang đeo bên mình đó là chút ít vốn liếng văn hoá Việt Nam.

      Giai đoạn đầu mấy ai trong chúng ta không tránh khỏi những hụt hẫng, lo lắng, ưu tư…trong đầu luôn ngổn ngang những câu  hỏi: – Phải làm gì để sống khi mà chỉ với hai bàn tay trắng? Hoàn cảnh chính trị đất nước đã đưa đẩy dòng ngưòi tỵ nạn trôi đi xa khắp bốn phương trời…

       Song, với tinh thần bất khuất cuả ông cha để lại, với bản chất hiền lương, tính chăm chỉ, cần cù; nên hầu như đại đa số ngưòi dân Việt chúng ta đều tương đối thành công theo khả năng cuả từng mỗi người. Nhất là các thế hệ trẻ các đàn em, con, cháu chúng ta đều rất thành công và hoà nhập dễ dàng với cuộc sống mới nơi trời viễn xứ này.

      Thật tâm mà nói, thì thời gian từ thập niên 90 trở về trước thì người Việt chúng ta gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống bởi ngôn ngữ bất đồng, phải rất nhiều cố gắng mời có thể vượt qua để có cuộc sống kinh tế khả quan như ngày hôm nay. Nhưng, về mặt tinh thần thì không ít bậc phụ huynh luôn lo lắng vì họ rất bận bịu trong việc sinh kế nên không có nhiều thời gian để dạy tiếng Việt cho con em mình tại gia, và các em được đưa đến trường, trưa ăn ở cantine tới chiều tối mới về, cả gia đình trong một ngày từ 8 đến 10 tiếng xa cách nhau, khi trở về nhà sau buổi cơm tối là …mạnh ai nấy ngơi nghỉ để lấy sức cho công việc làm, việc học cuả ngày mai… bởi thế, trong gia đình cha mẹ và con cái không có nhiều thời gian để gần gũi nhau, quan tâm nhau…dần dần các em hoà nhập và quen theo lối sống cuả người Tây nên trở ra độc lập về mọi thứ, đi học về là cánh cưả phòng khép kín lại, chẳng biết các em làm gì học hay chơi? Mà khi cha mẹ hỏi đến thì dễ có sự bất hoà, hơn nưã cha mẹ nói tiếng Việt dầu có rày rà các em cũng chỉ loáng thoáng hiểu theo thái độ biểu lộ chứ thiệt ra có hiểu được là ba mẹ đang muốn nhắn nhủ đến mình điều gì, cha mẹ thì không thông thạo tiếng Pháp và vì thế khoảng cách giưã cha mẹ và con cái dần dần quá xa…

     Trong khoảng thời gian 1989 hoàn cảnh gia đình tương đối ổn định nên tôi đã tham gia vào Hội thân Hữu Người Việt Tỵ Nạn tại Strasbourg do bác Phạm Việt Tuyền (đã quá vãng) cựu giáo sư đại học Văn Khoa làm Hội Trưởng. Tôi đã cùng với anh Nguyễn Văn Anh (bố cuả chị huynh trưởng Minh Nhã) dạy tiếng Việt cho các em thanh, thiếu, nhi đồng Việt Nam. Qua ý kiến cuả các phụ huynh, chúng tôi rất lấy làm vui vì nhũng em có tham gia đi học lớp tiếng Việt, về nhà gần gũi với ba mẹ hơn và hiểu hon những gì ba mẹ muốn dạy dỗ, các em lớn qua Pháp lưá tuổi 15, 16 thì có lớp luyện thi lấy tiếng Việt làm sinh ngữ thứ hai khi đi thi Tú Tài Pháp ( nay ch ương trình đó chính phủ Pháp đã bỏ). Nhờ vậy mà các em thời đó (nay đã gần 40 tuổi) đều nhờ vào điểm Việt văn để bù cho môn Pháp văn bị ít điểm, và hiện nay trong đa số các em ấy có em là những kỹ sư, bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ hay chuyên viên ở các ngành chuyên nghiệp khác…

      Trong thời gian ấy, thì các con cuả tôi đang tuổi bắt đầu biết nhìn qua cưả sổ, thích học đòi sao cho bằng bạn bè, tôi cảm thấy sợ nên đã xin chỉ đi làm nưả buổi, và xin thôi dạy học tiếng Việt để thời gian còn lại chăm sóc con cái, dìu dắt chúng theo hướng tưong lai mà chúng chọn cho đến nơi đến chốn, để không như mình khi tuổi thanh xuân với nhiều hoài bão mà không thể nào vói tới…Bởi một khi vận mệnh cuả đất nước đã thay đổi , dòng đời chông chênh thì con người cũng phải chịu  ảnh trôi nổi, bập bềnh theo dòng chảy.Và mỗi khi nghĩ đến lòng luôn cảm thấy rưng rưng…

Học làm thầy chưa đạt
Phu quét lá chẳng xong
Rời xa tổ Lạc Hồng
Làm cánh chim viễn xứ

Lại không rành ngoại ngữ
Đành làm kẻ bán hàng
Mong kiếm tiền cưu mang
Nuôi đàn con khôn lón

       May mắn thay…Trời Phật gia hộ, các con tôi nay cũng đều thành tài có công danh sự nghiệp rất vững vàng trên đất Pháp, đó là niềm hạnh phúc tột cùng cuả riêng tôi, cuả những bậc làm cha mẹ.

…Và rồi…thời gian cứ trôi…

      Khi con cái trưởng thành, niềm vui chưa trọn thì tôi lại không may mắn chuyện hôn nhân sau 27 năm chung sống, dòng đời thay đổi và tình người cũng đổi thay, thuyền rời sang bến mới, tôi như cánh lục bình dập dềnh theo con nước chẳng biết trôi về đâu…

Nếu một mai sông nói lời từ biệt
Có nghiã là duyên nghiệp cũng đã tan
Tình kia như gió mây ngàn
Thôi thì buông thả vương mang làm gì
Vui buồn có mấy vần thi …

     Thời gian đó (2007), tôi đã đến chuà thưòng xuyên hơn, ở lại lâu hơn và tìm thấy một sự ấm cúng vô cùng dưới mái Phổ Hiền Tự do sư bà Thích Nữ Như Tuấn chủ trì, nay Ngài vì Phật sự thường hay đi xa  nên sư cô Thích Nữ Như Quang thay thế. May mắn thay, tôi được gần gũi với Sư Cô, thường được Sư Cô bảo ban khích tấn, học hạnh nguyện Bồ Tát vì chúng sanh mà hoá độ…với khả năng và kinh nghiệm dạy tiếng Việt cho trẻ em ở hải ngoại và chút ít năng khiếu dạy vũ nên tôi đã theo lời mời cuả các anh chị huynh trưởng tại đơn vị tham gia vào chăm sóc và dạy tiếng Việt, dạy muá cho các em, để mỗi hằng năm chuà tổ chức văn nghệ mừng Xuân cho đồng bào Việt Nam có cơ hội đến bên nhau thưởng thức chén trà Xuân, nghe ca hát, xem kịch muá…tìm lại chút hương vị ngày nào cuả quê hương.

       Gia đình Phật tử Phổ Hiền thời gian trước khi tôi chưa tham gia có lắm thăng trầm, là vô thưòng mà…thì làm sao tránh khỏi lúc có lúc không, khi đến khi đi, chia ly rồi sum họp… Năm 2008 với sự tham gia nhiệt tình cuả Minh Nhã, chị ấy đã soạn thảo chương trình , đi kêu gọi các em đến chuà sinh hoạt. Các em từng bước đi vào nề nếp hoạt động theo tôn chỉ cuả sinh hoạt đoàn GĐPT, với sự phụ trách cuả các anh Nguyên Đức, Quảng Phước, các chị Minh Nhã, Diệu Phương, Diệu Bạch, Mỹ Tiên và Diệu Đạo (pháp danh tôi), trực tiếp phụ trách và thường xuyên nhất là các chị Minh Nhã, Diệu Phương còn tôi mãi đến nưả niên khoá 2008 mới tham gia chính thức. Sinh hoạt GĐPT Phổ Hiền như quật khởi, vươn lên thấy rõ, các em say sưa học tập về giáo lý cũng như tiếng Việt. Nương theo đà phát triển đó đến bây giờ thì số lượng và chất lượng cuả các em đoàn sinh khả quan hơn. Đó là nhờ sự thương yêu, quan tâm đặc biệt cuả Sư Cô trụ trì và vợ chồng bác Gia trưởng Minh Trọng-Diệu Anh luôn nhắc nhở, góp ý xây dựng.  Công việc khi tái hoạt động dĩ nhiên có những khó khăn phải đương đầu, nhưng với sự nổ lực của ban huynh trưởng chúng tôi ngày nay đã đưa mọi sinh hoạt cuả GĐPT Phổ Hiền tương đối vào nề nếp, tuy còn nhiều điều chưa đạt như ý nhưng cơ bản cũng đã thành công. Các em đoàn sinh ngày càng nhiều, mới đầu chỉ có 9 em, sau vài tháng tăng lên khoảng 12 em và hơn một năm đã lên tới 21 em . Tính cho tới năm nay thì có lúc đã lên đến 51 em đoàn sinh mà chỉ có hai huynh trưởng phụ trách là Nguyên Đức và Diệu Đạo tôi.

       Riêng tôi, sau hơn một năm làm việc được chị Diệu Hồng trưởng BHD Pháp quốc (nay là Sư Cô Nguyên Hồng) đã về đơn vị Phổ Hiền chứng và đặc cách cho tôi được làm huynh trưởng, và khuyên nên  theo khoá hoc Lộc Uyển để chính thức làm huynh trưởng , chính chị là người đã gắn huy hiệu Hoa Sen cho tôi trong buổi phát nguyện và tuyên thệ trước Tam Bảo và Ban Liên Đoàn.. Ôi, cảm động xiết bao…miệng lí nhí cám ơn cùng những dòng lệ xúc động vì vui mừng và hạnh phúc trong tình Lam ấm cúng. Cảm giác ấy tôi không bao giờ quên được…

Ôi, những giọt nước mắt
Biểu lộ một tình thương
Giọt tròn xoe trong vắt
Như ngọc sáng diệu thường

      …Và từ ấy chị Diệu Hồng luôn quan tâm, ủng hộ, chia sẻ với tôi, chị là người đầu tiên đưa tôi đến gần những hoạt động cuả GĐPT châu Âu, năm 2009 khi về tham dự hai ngày sinh hoạt tu tập và thi lên bậc cho các em Oanh Vũ, chị đã đề nghị lê n BHD Âu châu cho tôi tham gia một tay trông coi các em ngành Oanh Vũ cuả Khoá Học Phật Pháp Âu Châu lần thứ  21 tại Bỉ cùng với những anh chị em ở các quốc gia khác.Kể từ đó,  những gương mặt các chị trưởng Tâm Bạch, Diệu Hồng, Từ Đường, các anh Phúc Tâm, Từ Khoa, Quảng Long, …(còn những ai nưã mà tôi quên mất vì lúc ấy còn mới lạ quá) đâu có ngờ bây giờ các anh, chị là nhũng gương mặt thật là thân thương, gần gũi với tôi như anh chị em trong một gia đình …đến bây giờ tình thân đó lan rộng hơn…xa hơn… qua khoá tu học Lộc Uyển – A Dục năm 2010 sợi dây thân ái càng khắng khít hơn, nơi đây tôi quen với rất nhiều anh chị Htr. đến từ các nước, và các anh chị trưởng trong BHD Âu Châu (nhiều quá nhớ hổng nổi ) nhưng không thể nào quên giọng Huế cuả chị trưởng BHD nghe rất êm tai song chưá đầy một sự dũng cảm, ý chí quả quyết, sự chân tình lo lắng như một người cha cuả anh Thiện Chơn, hễ đoàn sinh đàn em ai bị mệt, bịnh là anh có mặt ngay với một ít dụng cụ rất đơn sơ  nhưng nhờ vào bàn tay « mát mẻ » ‘ cuả anh mà các anh chị đó khoẻ ngay. Hay thật !!!!

      Và lại, càng không thể nào quên đêm tâm tình lam dưới nhũng ngọn nến lung linh, giọng nói cuả anh Như Liên, anh Tâm Hùng sao mà êm nhẹ quá đi thôi, làm cho không khí càng thêm lắng đọng, chỉ có thể nghe nhịp con tim reo vui trong tình Lam thân thiết… Còn nữa mỗi khóa anh Thị Thiện đều có một sáng tác mới cho ACE huynh trưởng chúng tôi. Mặc dầu tuổi tác rất chênh lệch nhau trong hàng huynh trưởng nhưng dường như đã không còn thấy được khoảng cách khi bên nhau trong sinh hoạt tập thể, trò chơi…già trẻ chung vai đuà giỡn hát ca rộn ràng cả góc trời NEUSS / Đức quốc ở khoá tu học PPÂC kỳ thứ  22 rất là thân thiết, làm sao quên được tiếng nói sang sảng cuả anh Minh Lý khi ráng gân cổ để mà tập các ACE Lam viên hát bài TRẠI ÁO LAM do anh phổ nhạc từ thơ cuả Diệu Đạo, lần đầu tiên tập hát không ai có thể cầm nhũng giọt nước mắt xúc động rơi lăn trên đôi má, chất mằn mặn, hương vị lan thấu tận trái tim Lam ngọt ngào hơn cả …mật ong hay chocolat nưã đó.

Mỗi người một đóm lưả
Góp lại cháy bùng lên
Vai kề vai cùng tưạ
Lưả tâm sáng hơn đèn
Chúng mình là huynh trưởng
Có chung một niềm tin
Cùng chung một chí hướng
Vì đàn em quên mình
Sau đêm nay tung cánh
Bay về khắp muôn nơi
Nhớ hoài nơi đất trại
Tình áo Lam thắm tươi…

      Rồi tiếp đến lại được anh Phúc Tâm mời tham dự cùng với các ACE huynh trưởng toàn châu Âu lo cho lớp đại học Oanh Vũ cuả khoá học PPCÂ kỳ 23 tại Áo quốc, chúng tôi gồm có 14 Htr. từ các nước Đan mạch, Na Uy, Phần Lan, Thụy Sỹ, Pháp…từ các đơn vị khác nhau nhưng rất hoà hợp chia sẻ những công việc, kinh nghiệm, để dạy cho các em. Làm sao có thể quên được  giọng nói nhẹ nhàng, phong cách dịu dàng cuả chi Thiện Tịnh (đúng là lương y như từ mẫu vì chị là bác sĩ mừ), giọng cười giòn cuả Thanh Trì, giọng Huế từ tốn nhưng ẩn chưá cả một sự hóm hĩnh cuả Thanh My, tiếng thỏ thẻ cuả Thanh Ngọc, giọng nói chất Sài Gòn đặc sệt cuả chị Diệu Phương khi tập thể dục cho các em mỗi buổi sáng,sự nhiệt tình cuả Huệ Thiên , rất quan tâm lo cho bà chị Diệu Đạo, luôn sát cánh khi đi nhận thức ăn cho lớp ĐHOV ngày ba bưã, giọng hùng hồn cuả Quảng Lộc, giọng nói khàn đục bởi «  la to và nói nhiều quá » cuả Huệ Sơn và Diệu Đạo , đặc biệt không thể nào quên tấm thân gầy còm cuả anh « Thái Giám » (bởi anh đóng kịch trong vai này)  mà tôi thiệt tình không thể nhớ nổi pháp danh cuả anh, dầu có hỏI mấy lần và bây giờ sau khi gặp gỡ ở Lyon thì chắc chắn là DĐ không thể quên cái pháp danh rất ‘  mỹ miều ‘  là Minh Phương đâu nha… còn …và còn nhiều lắm …tôi không thể nào nói hết nơi đây, nếu các ACE muốn biết tường tận thì mời vào bản tin Lam Viên Âu  Châu tháng 8 đọc bài thơ lục bát rất dí dỏm dễ thương cuả  Htr. Huệ Sơn thì sẽ rõ ‘  GIA ĐÌNH HUYNH TRƯỞNG ĐẠI HỌC OANH VŨ ‘… Vâng, làm sao mà quên được những tiếng cười rộn rã, sảng khoái khi vưà làm vưà đuà nghịch với nhau, thú thật bên các em huynh trưởng trẻ tôi như cũng trẻ theo, làm không biết mệt là gì…nhưng khi đêm về ngã mình trên chiếc ghế bố tại trại thì người lả mếm như cọng bún, thế mà ngày hôm sau lại tỉnh táo, khoẻ khoắn lạ thường. Đó là nhờ ở tinh thần hoà hợp cùng chung sức nhau làm việc với cả một " tấm lòng vì đàn em quên mình".

Các anh chị em huynh trưỏng ơi…giờ này có lẽ các bạn đã ngủ hết rồi, riêng tôi vẫn còn ngồi đây gõ từng con chữ trong niềm xúc cảm vô bờ…

Ôi, thương quá là thương
Làm sao tôi nói hết
Bao tình thương qúy mến
Cuả các, Anh,Chị,  Em
Hồn ngây ngất say mèm
Bởi hương sen tinh khiết
Một mối tình bất diệt
Lam ơi, yêu suốt đời…

Xin các anh chị em hãy cùng tôi lắng lòng tận hưởng cảm giác yêu thương đang dâng lên tràn ngập cả tâm hồn…

Trời Âu lành lạnh hơi sương
Lòng ta ấm áp … diệu thường tình Lam

Diệu Đạo 11.10.2011
Phổ Hiền – Pháp quốc

 

Lễ Vía Đức Quán Thế Âm Bồ Tát- Thọ bát quan trai (06+07.07.2019)

Nhành dương che bóng rũ
Mẹ là nơi tựa đầu
Lắng lòng theo nhịp thở
Nghe tâm bình thân an
 

Mỗi khi sa bể khổ
Mong một tình yêu thương
Xin bàn tay che chở
Mẹ hiển linh khôn lường

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Kính thưa quý Đồng Hương Phật Tử,  

          Để thực thi những lời huấn từ quý báu của Chư Tôn Đức Âu Mỹ đã quang lâm chùa nhân đại lễ Phật Đản tháng 6 vừa qua. Chúng ta càng cố gắng tinh tấn tu tập để đáp đền ơn sâu đức Từ Phụ đã vì chúng sanh mà thị hiện cõi ta bà. Đạo Từ Bi chỉ có trong tâm nên chúng ta cần phải sửa chữa tâm mình từ hư trở thành hiền thiện để từ từ nhận được Phật tánh hằng hữu của mình. Và tình thương bao la, sự nhẫn nhục này được rõ nét nhất nhờ vào tâm đại từ bi mà Bồ Tát Quán Thế Âm đã vượt qua bao kiếp nạn. Yêu thương bản thân mình giúp ta sửa chữa những điểm yếu, phát triển những điểm mạnh, quan tâm và giúp đỡ những người xung quanh. làm được như vậy chính là ta đang theo đại nguyện lớn của Quan Thế Âm Bồ Tát.
        Trên tinh thần đó, nhân lễ Vía Đức Quán Thế Âm Bồ Tát chùa Phổ Hiền sẽ tổ chức hai ngày tu bát quan trai dưới sự chứng minh và giảng huấn của HTT Tâm Huệ trụ trì chùa Trúc Lâm/ Thụy Điển cùng quý Ni bổn tự. Kính mời quý Phật tử gần xa hoan hỷ về tham dự Khóa Tu Bát Quan Trai hai ngày Thứ Bảy và Chủ Nhật (06 + 07.07.2019) tại chùa Phổ Hiền – 311 Route de la Wantzenau/ Robertsau.

Chương trình tu bát quan trai:

Thứ Bảy 06.07.2019:  

09 giờ 00 : Phật tử tề tựu
09 giờ 30 : Lễ Truyền Giới 
10 giờ 00 : Pháp thoại
11 giờ 45 : Chấp tác
12 giờ 00 : Quá đường, niệm Phật, kinh hành
13 giờ 00 : Chỉ tịnh
14 giờ 00 : Tụng Kinh
15 giờ 00 : Pháp thoại
17 giờ 00 : Công phu chiều
18 giờ 00 : Dược thực
19 giờ 00 : Tịnh Độ và Pháp Thoại (hoặc Pháp Đàm)
22 giờ 00 : Chỉ tịnh

 

Chủ nhật 07.07.2019 

06 giờ 00 : Công Phu Khuya
07 giờ 30 : Điểm Tâm
09 giờ 00 : Lễ Tạ Pháp và Lễ Xã Giới
09 giờ 30 : Thời Pháp của HTT. Tâm Huệ
11 giờ 00 : Cầu an+Cúng Ngọ và Cúng Chư Tiên Linh
12 giờ 00 : Thọ trai và hoàn mãn

(chương trình có thể tùy nghi thay đổi)

Trân trọng kính mời quý Phật tử, quý đồng hương  hoan hỷ quang lâm về chùa Phổ Hiền tham dự khóa tu.

Chúc quý vị cùng gia quyến vô lượng an khang, sở cầu như nguyện.

Nam Mô Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát
TK. Thích Nữ Như Quang

Chương trình CHÙA NĂM KỶ HỢI 2019 và ĐẦU NĂM CANH TÝ 2020

CHƯƠNG TRÌNH CHÙA NĂM KỶ HỢI 2019 – ĐẦU CANH TÝ 2020

 

THÁNG NGÀY CHƯƠNG TRÌNH CHƯ TÔN ĐỨC
1 19+20 Lễ Viá Phật Thích Ca Thành Đạo – Tu Bát Quan Trai HTT Trí Minh
      đến từ Na Uy
2 03 (Chủ Nhật) 29 Tết AL: 09giờ30 : Khai BM Pháp Hoa / Rước Ông Bà Cúng Tất Niên / Cúng Ngọ  CTĐ- BCH và 
  04 (Thứ Hai) 30 Tết : 10giờ30 Tụng BM Pháp Hoa / 18giờ: Sám Hối-Tụng Giới- Quý Ni – BCH –
    Cúng Ngọ và Chư Tiên Linh trí tự / 14 giờ : Trà đàm cuối năm PT Phổ Hiền
    Pháp Đàm-Họp mặt cuối năm – Phát Lộc – Sư Bà Chúc Tết  
  05 (Thứ Ba) Mùng Một Tết : Tụng BM Pháp Hoa – Phát Lộc  
    Khai Kinh Dược Sư, Cúng đèn Dược Sư suốt tháng giêng  
  09 (Thứ Bảy) Lúc 18giờ30, Đêm Văn Nghệ Mừng Xuân Kỷ Hợi  
    tại Hội Trường Centre Culturelle de Neudorf  
  16 + 17 Rằm Tháng Giêng – Tu Bát Quan Trai ĐĐT Viên Giác
3 16 + 17 Lễ Vía Đức Bồ Tát Quán Thế Âm –Tu Bát Quan Trai TTT Hoằng Khai
4 27 + 28 Lễ Viá Đức Bồ-tát Phổ Hiền –Tu Bát Quan Trai  ĐĐT Tâm Thành
5 11(Thứ bảy) Ban XH, gây quỹ Thiện Nguyện 02 (sẽ thông báo sau)  
  18 + 19 Lễ Vía Phật Thích Ca – Tu Bát Quan Trai ĐĐT Minh Định
  17 + 18 + 19 Lễ Phật Đản Chùa Viên Giác-Hannover-Đức Quốc  
6 14 + 15 + 16 Lễ Phật Đản Chùa Phổ Hiền – Tịnh Tu từ thứ Sáu (HT Ph. Trượng  HT Ph. Trượng 
    và chư tôn đức phái đoàn hoằng Pháp Mỹ Âu) và CTĐ Mỹ-Âu 
  15 (Thứ bảy) Fête du Bouddha tại Orangerie-Strasbourg  
       
7 06 + 07 Lễ Vía Quán Âm Bồ Tát – Tu Bát Quan Trai TTT Tâm Huệ
  Từ 22 đến 31 Khoá Học Phật Pháp Châu Âu tại Bỉ-Quốc lần thứ 31  
8 16 + 17 + 18 Lễ Vu Lan tại Chùa Viên Giác-Hannover-Đức Quốc  
  31/08 + 01/09 Lễ Vu Lan tại Chùa Phổ Hiền – Tu Bát Quan Trai TTT Thông Trí
9 14 Thứ Bảy TẾT TRUNG THU từ 15h đến 21h Quý Tăng Thân 
  15 Chủ Nhật Lễ Chúc Thọ (dành cho Ba Mẹ Phật-tử trên 70 tuổi)  
10 26 + 27 Lễ Vía Đức Quán Thế Âm – Tu Bát Quan Trai ĐĐT Hạnh Giới
11 16 + 17 Rằm Tháng 10 – Lễ Hạ Nguyên– Tu Bát Quan Trai ĐĐT Hạnh Tấn
12       14 + 15 Lễ Viá Phật Di Đà – Tu Bát Quan Trai HTT Trí Minh
01-2020 24 + 25 + 26 30 + Mùng 01+ 02 Tết Âm Lịch, sẽ có chương trình riêng   
02-2020 8 Thứ Bảy, mùng 08 Tết, VĂN NGHỆ MỪNG XUÂN NĂM CANH TÝ  
     tại Hội Trường Centre Culturel de Neudorf (sẽ thông báo sau)  
       

NGƯỜI TRỒNG SEN TRÊN TUYẾT (thơ/Diệu Đạo)

Lời của HT Phương Trượng Như Điển trong ngày lễ Khánh Tuế tại chùa Phổ Hiền/Pháp quốc:
“ Nếu như mai này tôi có về cõi Phật thì những hình ảnh tối nay tại chùa Phổ Hiền này, tôi luôn nhớ và không thể nào quên.”
Và nhân TTT Nguyên Tạng/Úc trong phái đoàn hoằng pháp Mỹ Âu viết mail nhắn nhủ: "xin mời chị Diệu Đạo Song Phượng họa bài thơ này gấp để cúng dường HT Phương Trượng" tổ chức tối 28.06.2019 tại Tổ Đình Viên Giác/Hannover/Đức. Đang trên đường từ Strasbourg đến Hannover lại không mang theo laptop nên tôi ngồi bèn lấy giấy bút ngồi trong xe họa ý bài thơ "Mùa Đông Xứ Người" của Thầy Thích hạnh Phẩm đệ tử xuất gia của HT Phương Trượng. Nay con kính dâng lên Ngài Chúc Mừng Khánh Tuế lần thứ 70.

Kính dâng HTT Như Điển
Xin họa ý bài thơ của Thầy Hạnh Phẩm

NGƯỜI TRỒNG SEN TRÊN TUYẾT

🌷🌷🌷     

Mùa Đông Đức quốc trời băng giá
Chẳng ngại gian nan dẫu tuyết đầy
Chí nguyện độ sanh nơi xứ lạ
Dốc lòng hành đạo mặc thân gầy

Trải bao năm tháng không hề tính
Hạ đến Thu sang Đông lại về
Rồi Xuân cây trổ cành đâm lộc
Con đường hoằng pháp vẫn mải mê

Bốn mươi năm không hề mỏi mệt
Dẫu gặp gian truân vẫn quật cường
Một y, một bát trời giăng tuyết
Vì chúng sanh chịu khó, chịu thương

Hannover từ ngày gieo hạt giống
Hồng Liên vươn cánh nở đầy ao
Giờ đây nơi Tổ Đình Viên Giác
Hương Sen lan tỏa ngát trời cao

Thất thập của Thầy con kính chúc
Cầu xin Chư Phật độ cho Thầy
Thượng Như hạ Điển tuệ đăng mãi
Rạng ngời Đạo Phật chốn trời Tây.

       🙏🙏🙏        
 

Nam mô A Di Đà Phật 
Strasbourg, 28/6/2019 

Diệu Đạo – Phổ Hiền / Pháp


 
 

 

Chương Trình những buổi lễ tại Chùa Viên Giác Hannover từ 27 đến 30/06/2019

 

 

CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT:

THỨ NĂM (27.06.2019): Hội Thảo Văn Hóa Phật Giáo

10:00 Thuyết trình của Hoà Thượng Tiến Sĩ Seelawansa, Giáo Sư Đại Học Wien, Áo Quốc. Ngôn ngữ: Đức ngữ có phụ đề Anh ngữ và Việt ngữ.
11:00 Thuyết trình của Hoà Thượng Tiến Sĩ Seevali, Giáo Sư Đại Học Senath, Ấn Độ. Ngôn ngữ: Anh ngữ có phụ đề Đức ngữ và Việt ngữ
12:00 Ngọ trai
15:00 Lễ Kỷ Niệm 40 năm Phật Giáo Việt Nam tại Đức Quốc, có sự tham dự của các chính khách Đức và chính quyền địa phương Hannover.
Chiếu Dias 40 Năm Phật Giáo Việt Nam tại Đức (ĐĐ. Thích Hạnh Giới)
Thuyết trình của Giáo Sư Tiến Sĩ Olaf Beuchling pd. Thiện Trí, Giáo Sư Đại Học Magdeburg, Đức Quốc và Kỹ Sư Văn Công Tuấn pd. Nguyên Đạo, Đại Học Kiel. Ngôn ngữ: Đức ngữ và Việt ngữ có phụ đề Anh ngữ.

18:00 Khách Đức tham quan chùa và dùng tối.
20:00 Lễ Kỷ Niệm 40 năm xuất bản Báo Viên Giác

Giới thiệu Đặc San Viên Giác, Giới thiệu sách mới của Đạo Hữu Phù Vân và Đạo Hữu Nguyên Tánh Nguyễn Hiền Đức (ĐH. Chủ Bút và Ban Biên Tập) Ký tặng sách và Đặc San

22:00 Chỉ tịnh

THỨ SÁU (28.06.2019): Lễ Khánh Thọ

11:00 Lễ Khánh Thọ 70 của Hoà Thượng Phương Trượng Chùa Viên Giác (có chương trình riêng)
12:30 Ngọ trai
15:00 Trình diễn văn nghệ của các ca sĩ chuyên nghiệp đến từ Hoa Kỳ
18:00 Dùng tối
18:30 Cung an chức sự
19:00 Khảo hạch giới tử thọ giới

Đêm văn nghệ (7 Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Đức trình diễn).

23:00 Chỉ tịnh

THỨ BẢY (29.06.2019): Đại Giới Đàn Quán Thông

05:45 Toạ Thiền và trì tụng Thần Chú Thủ Lăng Nghiêm
08:00 Điểm tâm
09:00 Tấn đàn truyền giới Sa Di và Sa Di Ni
11:00 Tấn Đàn truyền giới Thức Xoa
12:00 Ngọ Trai
15:00 Tấn Đàn truyền Giới Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni
18:00 Dùng tối
20:00 Trà đàm
23:00 Chỉ Tịnh

CHỦ NHẬT (30.06.2019): Kỷ niệm và chúc thọ cho Ông bà cha mẹ trên 60 tuổi

06:00 Tấn Đàn Truyền Giới Bồ Tát tại gia và Bồ Tát xuất gia
08:00 Điểm tâm
09:00 Lễ Kỷ Niệm 40 năm thành lập Chi Bộ Giáo Hội PGVNTN Đức Quốc

Lễ tấn phong chư Tôn Đức Tăng Ni lên hàng Giáo Phẩm
Lễ chúc thọ cho các Đạo Hữu, Phật Tử từ 60 tuổi trở lên

11:30 Đại Lễ cúng dường trai tăng
          Lễ Huân Tăng
14:00 Mông Sơn Thí Thực
17:00 Hoàn mãn

(Trích từ trang nhà Viengiac.de và Quangduc.com)